Muốn cống hiến, cán bộ Đảng viên phải nêu gương đạo đức dấn thân và hành động

Muốn cống hiến, cán bộ Đảng viên phải nêu gương đạo đức dấn thân và hành động

Ngày đăng: Thứ sáu, 23 Tháng Hai, 2024

Mỗi cán bộ đảng viên đều hiểu rằng vào Đảng là để cống hiến, hy sinh chứ không phải “để làm quan phát tài”. Biểu hiện rõ nhất của lý tưởng cao đẹp đó, là dấn thân và hành động phục vụ Đảng, Tổ quốc và nhân dân. 


ĐẠO ĐỨC DẤN THÂN VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm, đạo đức cách mạng là “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng và của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ”(1). Quan niệm này thể hiện bản chất đạo đức cách mạng, cốt lõi là sự dấn thân và hành động vì nước,vì dân.
 

Muốn cống hiến, cán bộ Đảng viên phải nêu gương đạo đức dấn thân và hành động
Cán bộ, đảng viên xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai hướng dẫn đồng bào kỹ thuật canh tác_Ảnh: TTXVN

 

Tích cực học tập và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Sau khi quyết định lựa chọn con đường cứu nước theo cách mạng vô sản, với nhận thức “không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động”(2), Người đã tích cực học tập, nghiên cứu “chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất”(3) là chủ nghĩa Lênin. Để làm tròn sứ mệnh của mình, Hồ Chí Minh chỉ rõ, Đảng phải “không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên”, để định ra đường lối, phương pháp, bước đi cụ thể của cách mạng Việt Nam. Cán bộ đảng viên phải “học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình”; lý luận đi đôi với thực tiễn; học để “làm việc, làm người, làm cán bộ”, chứ không phải để “khoe mẽ”, “lòe thiên hạ”. Đồng thời, phải khắc phục căn bệnh “Kém lý luận, hoặc khinh lý luận, hoặc lý luận suông”(4) của bộ phận cán bộ đảng viên. Cùng với những quan điểm mang tính chỉ dẫn, Hồ Chí Minh đã thực hành chủ nghĩa Mác - Lênin một cách sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam theo tinh thần triết học không chỉ giải thích thế giới mà chủ yếu còn cải tạo thế giới.

Suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng để phục vụTổ quốc và Nhân dân. Mỗi cán bộ đảng viên phải nêu cao ý thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, “đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết”(5). Phải thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Dù gặp bất kỳ khó khăn nào cũng phải “kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương mẫu cho quần chúng. Mọi đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước nhân dân, trước Đảng; phải ngăn ngừa và kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân”(6). Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp “Tìm đường, mở đường, dẫn đường và thiết kế tương lai” của cách mạng Việt Nam. Thực hiện mục đích cao cả duy nhất, phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, hạnh phúc của quốc dân và thực hiện ham muốn tột bậc, “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”(7). Cho dù, có khi “phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo - là vì mục đích đó(8). Cuối đời, Người không có điều gì phải hối hận, “chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”(9). Có thể thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về tận trung với nước, tận hiếu với dân, tận hiến cả đời mình cho dân tộc và cách mạng. 

Có gan đổi mới và phát triển sáng tạo không ngừng. Trong hành trình tìm đường cứu nước, Người đã lựa chọn hướng đi mới với phương pháp tiếp cận và phương thức hành động mới - khảo nghiệm thực tiễn, nghiên cứu lý luận, rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ áp dụng công thức chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân, mà còn phong trào yêu nước. Lực lượng cách mạng là toàn thể dân tộc Việt Nam yêu nước, chứ không phải chỉ có công nhân và nông dân. Làm cách mạng giải phóng dân tộc không được trông chờ, nhờ cậy sự giúp đỡ của vô sản chính quốc mà “cần được tiến hành chủ động sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc”(10). Xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện đặc biệt, Hồ Chí Minh đã nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Có thể nói, Hồ Chí Minh là nhà cách mạng sáng tạo, linh hồn của sự nghiệp “phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt” để chống lại những cái gì cũ kỹ lạc hậu, mở đường cho cái mới mẻ tốt tươi phát triển.

Đấu tranh không khoan nhượng các thế lực phản động, thù địch để bảo vệ Đảng. Cùng với xây dựng và rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ Đảng trước sự phá hoại của các lực lượng đối lập, phản động. Người yêu cầu “đấu tranh một cách không điều hòa chống bọn cải lương và bọn xuyên tạc chủ nghĩa Mác” và “vạch trần bản chất bán nước, hại dân của các thế lực phản động”(11). Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, trước hết là bảo vệ Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng. Muốn vậy, “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, cần phải có tính đảng mới làm được việc. Kém tính đảng, thì việc gì cũng không làm nên”(12). Bảo vệ Đảng còn là đấu tranh phê phán, gột rửa những biểu hiện tư tưởng “phi vô sản”, chống lại sự tha hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ đảng viên. Đồng thời, “Phải có tinh thần cảnh giác, phòng gian bảo mật” trước âm mưu phá hoại của bọn tay sai phản động. 

Muốn cống hiến, cán bộ Đảng viên phải nêu gương đạo đức dấn thân và hành động
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thị sát buổi diễn tập cấp Trung đoàn tấn công của Sư đoàn 308 tại Sơn Tây, năm 1957. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát) 

 

BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG CẠN SỨC CHIẾN ĐẤU, KHÔNG DÁM DẤN THÂN VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ PHẬN CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN

Ngại học, lười học lý luận chính trị trong cán bộ đảng viên đã trở thành “căn bệnh” trầm kha. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cảnh báo, nhiều người trong Đảng “chỉ biết vùi đầu suốt ngày vào công tác sự vụ, không nhận thấy sự quan trọng của lý luận, cho nên còn có hiện tượng xem thường học tập hoặc là không kiên quyết tìm biện pháp để điều hòa công tác và học tập”(13). Mặc dù, Đảng ta rất coi trọng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ đảng viên trong công tác xây dựng Đảng. Tuy nhiên, không ít cán bộ đảng viên ngại học, lười học, thậm chí là xem nhẹ, coi khinh việc học lý luận chính trị. Tham gia học lý luận một cách đối phó, qua loa đại khái, “thậm chí, có người còn cho rằng đó là việc làm “vô ích” gây lãng phí thời gian, công sức”(14). Đây không chỉ là nguy cơ dẫn đến phai nhạt lý tưởng, còn là biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Nhìn nhận vấn đề này, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, chỉ rõ: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”(15).

Một trong những thủ đoạn hết sức tinh vi của các thế lực phản động, thù địch xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng là lợi dụng triệt để sự mơ hồ, xem nhẹ và không nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu không kịp thời “bắt mạch” và có những “thang thuốc đặc trị”, sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng và chế độ chính trị. 

Tình trạng ngại khó, cầm chừng, né tránh do sợ sai, sợ trách nhiệm của bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên đến mức báo động. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nếu cán bộ không nói năng, không đề ý kiến, không phê bình… thế là một hiện tượng rất xấu”(16) và “Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm”(17). Sự dấn thân và hành động vì nước, vì dân của cán bộ đảng viên chính là thước đo cao nhất của đạo đức cách mạng. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ đảng viên có tư tưởng cầm chừng, thậm chí né tránh, đùn đẩy trách nhiệm đã trở nên đáng báo động. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thanh Trà thừa nhận: “Có tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, viên chức làm việc cầm chừng, đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm, sợ sai trong thực thi công vụ”(18). Trên diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu đã tranh luận về tình trạng này, thậm chí đã thốt lên “Bên trong cán bộ sợ sai. Bên ngoài dân chúng thờ dài lo âu”. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ biểu hiện người sợ trách nhiệm “thường làm việc một cách cầm chừng cho “đủ bổn phận”, cốt sao không phạm phải khuyết điểm gì lớn… không muốn cải tiến công tác, không dám mạnh dạn thay đổi những cái không hợp lý, chỉ làm theo nếp cũ”(19). Thậm chí, tình trạng “đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thậm chí sợ trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên vẫn là vấn đề đáng lo ngại, diễn biến phức tạp, không thể chủ quan, lơ là”(20).

Tình trạng này khiến cho hoạt động của bộ máy công quyền trì trệ, không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội, còn làm giảm sút năng lực, sức chiến đấu của Đảng, xói mòn niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và chế độ. Nguy hại hơn, đây chính là “mảnh đất” màu mỡ cho các thế lực phản động, thù địch lợi dụng xúi dục, kích động nhân dân nếu không kịp thời chấn chỉnh, giải quyết triệt để.

 

Muốn cống hiến, cán bộ Đảng viên phải nêu gương đạo đức dấn thân và hành động
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm hỏi các xã viên tại vườn chè của Hợp tác xã chè Hảo Đạt, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên_Ảnh: thainguyen.gov.vn

 

Cạn năng lượng và thiếu sinh khí đổi mới sáng tạo trong lãnh đạo, điều hành của một số cán bộ chủ chốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ai sợ phụ trách và không có sáng kiến thì không phải người lãnh đạo”(21). Đại hội XIII của Đảng dùng nhiều cụm từ: “sức sáng tạo”, “năng lực sáng tạo”, “chủ động sáng tạo”… nhằm nhấn mạnh tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân và hành động. Tuy nhiên, thực tế đáng buồn hiện nay, vẫn tồn tại loại cán bộ “đập đi, hò đứng”, không có gan nói, gan phụ trách và chỉ thừa hành trong công việc. Nguồn gốc của “loại bệnh” này, xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân như Hồ Chí Minh cảnh báo “Có lợi cho tôi thì tôi tích cực; không có lợi cho tôi thì tôi tiêu cực. Tôi muốn có địa vị cao, nhưng lại sợ trách nhiệm”(22).

Để nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, đòi hỏi phải sớm khắc phục hiện tượng này. Phải cất nhắc, lựa chọn những cán bộ có tinh thần đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, thậm chí dám “vượt rào” để có những bước phát triển đột phá. Có như vậy, công việc mới trôi chảy, cách mạng mới thành công. 

Còn mơ hồ, xem nhẹ và chủ quan trước âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, phá hoại nền tảng tư tưởng của Đảng. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là một nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành thường xuyên với quá trình xây dựng và phát triển Đảng. Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn bộ phận cán bộ đảng viên và tổ chức đảng nhận thức chưa đầy đủ, thực hiện thiếu quyết liệt nhiệm vụ hệ trọng này. Cho nên, công tác “đấu tranh phản bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc bén, tính chiến đấu chưa cao”(23). Nguy hại hơn, “một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thấy hết âm mưu của các thế lực thù địch, còn mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác”(24). Trong khi, các thế lực phản động, thù địch ngày càng có âm mưu, thủ đoạn và hành động xuyên tạc, chống phá điên cuồng, quyết liệt sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Đây là nguy cơ rất đáng lo ngại, dẫn đến “tự thất bại” từ bên trong. 

 

ĐỂ CỐNG HIẾN, PHỤNG SỰ TỔ QUỐC VÀ NHÂN DÂN

Thứ nhất, “không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ đảng viên”. Để lý luận trở thành “kim chỉ nam”, chỉ rõ phương hướng trong công việc thực tế, cán bộ đảng viên phải nhận thức đúng đắn, thật sự coi trọng việc học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tư tưởng có vững, quyết tâm mới cao, hành động mới quyết liệt. Muốn nâng cao trình độ lý luận chính trị, bên cạnh quan tâm đào tạo bồi dưỡng, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy thì mỗi cán bộ đảng viên phải thật sự dấn thân và hành động vào học tập lý luận. Phải nâng cao ý thức tự thân, tự học ở mọi lúc, mọi nơi, tiếp cận mọi nguồn thông tin chính thống. Khi cán bộ đảng viên nắm vững lý luận chính trị, không chỉ giữ vững lập trường, phòng chống nguy cơ suy thoái tư tưởng chính trị mà còn tạo ra sức “đề kháng” mạnh mẽ trước các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch.

Thứ hai, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Trí sáng, tâm trong, vững lý luận thì cán bộ đảng viên sẽ hành động quyết liệt vì lợi ích chung. Đây chính là biểu hiện cao nhất của đạo đức dấn thân và hành động, cho nên, cán bộ đảng viên trước hết phải nêu gương. Để khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ đảng viên có biểu hiện cầm chừng, né tránh, không dám làm do sợ sai, sợ trách nhiệm, Đại hội XIII của Đảng chủ trương “khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm” và được cụ thể hóa trong Kết luận số 14 của Bộ Chính trị, ngày 22/9/2021về chủ trương khuyến khích và cơ chế bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. 

Để chủ trương của Đảng sớm đi vào cuộc sống, Nhà nước cần sớm tạo hành lang pháp lý, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật để khuyến khích và bảo vệ. Cơ chế khuyến khích cần xây dựng theo hướng “việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh”. Những việc có lợi cho dân nhưng quy định của Đảng, pháp luật chưa có thì cấp ủy, người đứng đầu cần tạo điệu kiện để khuyến khích cán bộ dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đồng thời, phải có cơ chế bảo vệ cán bộ có động cơ tốt, dấn thân vào cái mới, cái khó dù kết quả chưa cao, thậm chí thất bại.

Thứ ba, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách. Có lý luận dẫn đường thì sẽ hành động, hành động sẽ nảy sinh sáng tạo. Đó là chuỗi quan hệ nhân quả và biện chứng lẫn nhau. Trong thời đại công nghệ số hiện nay, đòi hỏi phải luôn cải tiến và đổi mới sáng tạo từ tư duy, nhận thức và hành động. Công cuộc đổi mới đất nước càng đi vào chiều sâu, càng đòi hỏi phải sáng tạo, thậm chí có những đột phá để có thay đổi mang tính bước ngoặt. Muốn vậy, cán bộ đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, phải có bản lĩnh can trường, dám đương đầu với khó khăn thử thách, ngược lại, nếu ai có tư tưởng bàn lùi, ngần ngại thì “hãy đứng sang một bên để người khác làm” như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thứ tư, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cuộc chiến đấu tranh bảo vệ nền tảng tưởng của Đảng. Không chỉ dấn thân và hành động trong xây dựng Đảng, cán bộ đảng viên còn phải có gan đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhân dân. Một điểm nổi bật, đáng chú ý trong văn kiện Đại hội XIII liên quan đến trách nhiệm cán bộ đảng viên là “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị”(25). Muốn vậy, mỗi cán bộ đảng viên phải xem đây là một nhiệm vụ hệ trọng, hàng đầu và trở thành chiến sĩ xung kích trong cuộc chiến không “khói súng” này. Đồng thời, phải dựa vào nhân dân, vì “Nhân dân ta có hàng chục triệu người, có hàng mấy chục triệu tai mắt, tay, chân. Nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong”(26). Khi ý Đảng, lòng Dân cùng chung trận tuyến thì không thế lực nào có thể ngăn cản, phá hoại khát vọng phát triển phồn vinh, hạnh phúc của dân tộc Việt Nam.

Trên cơ sở những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhìn thẳng thực trạng đáng báo động để tìm ra giải pháp nâng cao đạo đức dấn thân và hành động của cán bộ đảng viên. Đây vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là vấn đề có tính lâu dài, phải thực hiện thường xuyên trong xây dựng Đảng và sự nghiệp đổi mới, phát triển đất nước./.

ThS. Phạm Văn Hòa
Học viện Chính trị khu vực III 

---

(1) (6) (13) (22) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2011, t.11, tr. 603, 607, 94, 467.  

(2) (3) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.2, tr.279, 289.

(4) (11) (12) (16) (21) (26) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 5, tr. 273, 724, 307, 319, 315, 498.

(5) (9) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.15, tr.547, 623.

(7) (8) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr.187, 272.

(10) Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Lý luận chính trị, H, 2021, tr.60.

(14) Vương Trí Trang: Khắc phục hiện tượng ngại học lý luận trong một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 6/5/2022.

(15) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lầ̀n thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2016 tr. 28

(17) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 13, tr.340.

(18) Xem: https://laodong.vn/thoi-su/can-bo-so-sai-khong-dam-lam-la-bieu-hien-suy-thoai-ve-tu-tuong-chinh-tri-1196637.ldo

(19) Nguyễn Phú Trọng:Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H, 2023, tr.466.

(20) Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 7 khóa XIII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.  

(23) (25) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr.91, 183.

(24) Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương: Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2003, tr.34.

 

XEM THÊM BÀI: QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ THÁI ĐỘ VỚI SAI LẦM, KHUYẾT ĐIỂM

Vấn đề đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua tác phẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Vấn đề đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua tác phẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Vấn đề đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong bối cảnh hội nhập quốc tế qua tác phẩm Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội, nhưng cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Thực trạng này đòi hỏi cán bộ, đảng viên không ngừng rèn luyện, học tập và nâng cao
Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân

Xây dựng Đảng về đạo đức nhằm thực hiện mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho Nhân dân

Xây dựng Đảng về đạo đức là toàn bộ hoạt động của Đảng, của cấp ủy Đảng, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, sự tham gia của các tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân nhằm xây dựng
Hội thi nấu ăn chủ đề “Khi chàng trổ tài” chào mừng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 năm 2024 Hội thi nấu ăn chủ đề “Khi chàng trổ tài” chào mừng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 năm 2024

Hội thi nấu ăn chủ đề “Khi chàng trổ tài” chào mừng Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20 tháng 3 năm 2024

Vào ngày 17/03/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 6 phối hợp Phòng Văn hóa Thông tin, Trung tâm Văn hóa – Thể thao, Liên đoàn Lao động Quận 6 tổ chức cuộc thi nấu ăn với chủ đề “KHI CHÀNG TRỔ TÀI”
Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về thái độ với sai lầm, khuyết điểm Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về thái độ với sai lầm, khuyết điểm

Quán triệt quan điểm của Hồ Chí Minh về thái độ với sai lầm, khuyết điểm

Trên cơ sở phân tích quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về những thái độ thường gặp đối với sai lầm, khuyết điểm trong Đảng; phân tích và khẳng định thái độ đúng đắn, cách mạng nhất của người
Học tập phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Học tập phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Học tập phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao sự cần thiết và vai trò của việc nêu gương đối với mỗi cán bộ, đảng viên. Nêu gương được Người coi là một trong những cách thức quan trọng để cán bộ, đảng
Việt Nam-Italy thống nhất định hướng tăng quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Italy thống nhất định hướng tăng quan hệ Đối tác chiến lược

Việt Nam-Italy thống nhất định hướng tăng quan hệ Đối tác chiến lược

Để đẩy mạnh hiểu biết lẫn nhau và gắn kết nhân dân hai nước, hai nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường giao lưu nhân dân thông qua hợp tác về giáo
Mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Cộng hòa Áo Mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Cộng hòa Áo

Mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Cộng hòa Áo

Hai bên tin tưởng quan hệ hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Áo sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác
Tầm nhìn văn hóa sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Lời kêu gọi thi đua ái quốc Tầm nhìn văn hóa sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Lời kêu gọi thi đua ái quốc

Tầm nhìn văn hóa sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Lời kêu gọi thi đua ái quốc

Toàn văn Lời kêu gọi thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tổng số 448 từ, song hàm chứa một tư tưởng lớn về thi đua yêu nước. Văn bản với những lời ngắn, câu gọn mà vẫn bao quát đầy đủ mục tiêu,
Nhận thức và thực hành văn hóa Hồ Chí Minh Nhận thức và thực hành văn hóa Hồ Chí Minh

Nhận thức và thực hành văn hóa Hồ Chí Minh

Không thể xuyên tạc Cuốn sách của Tổng Bí thư về chống tham nhũng, tiêu cực Không thể xuyên tạc Cuốn sách của Tổng Bí thư về chống tham nhũng, tiêu cực

Không thể xuyên tạc Cuốn sách của Tổng Bí thư về chống tham nhũng, tiêu cực

Xây dựng chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay Xây dựng chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay

Xây dựng chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay

Phản bác luận điệu “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử, không còn đủ khả năng lãnh đạo đất nước” Phản bác luận điệu “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử, không còn đủ khả năng lãnh đạo đất nước”

Phản bác luận điệu “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết vai trò lịch sử, không còn đủ khả năng lãnh đạo đất nước”